Pages

 
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Tư vấn viết thông cáo báo chí

0 nhận xét
Tư vấn viết thông cáo báo chí chuyên nghiệp tại Bravo.

Khi nhận các dự án chăm sóc web liên quan đến mảng tổ chức sự kiện truyền thông, chúng tôi thường được khách hàng yêu cầu biên tập Thông cáo báo chí của sự kiện. Hầu hết các thông cáo do khách hàng viết ra đều rất nhiều lỗi và không tuân theo bất kì chuẩn mực nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà báo khi họ muốn nắm bắt nhanh sự kiện để viết bài. Do vậy, chúng tôi xin đăng tải một số hướng dẫn cách viết một Thông cáo báo chí tiêu chuẩn để các khách hàng của chúng tôi dễ dàng chuẩn bị và chuyển giao cho bên báo chí.

[caption id="attachment_1396" align="aligncenter" width="300" caption="Tư vấn viết thông cáo báo chí"]Tư vấn viết thông cáo báo chí[/caption]

Thông cáo báo chí  là văn bản cực kì quan trọng được trưởng bản tổ chức sự kiện truyền tải thông tin tới công chúng với sự tham gia của bên thứ ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể hiểu Thông cáo báo chí là sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa PR (Public Relations) và các phương tiện truyền thông. Các chuyên viên PR cần các phương tiện truyền thông như là kênh giao tiếp với công chúng mục tiêu, và họ phát đi Thông cáo báo chí với tư cách là tài liệu đề nghị được công bố bởi báo giới. Còn các phương tiện truyền thông lại cần các Thông cáo báo chí để có thông tin viết bài, lúc này Thông cáo báo chí có tư cách là nguồn tin.
Thông cáo báo chí gửi tới phương tiện truyền thông là báo in, báo hình hay báo mạng…thì đều có một tiêu chí chung đó là phải chứa tin. Và các bản thông cáo báo chí đều được viết theo kiểu cấu trúc kim tự tháp ngược và nguyên tắc 5W + 1H:

Who: Ai
What: Cái gì
Where: Ở đâu
Why: Vì Sao
When: Khi nào
How: Như thế nào

Với cấu trúc kim tự tháp ngược, thì mức độ quan trọng của thông tin trong một bản thông cáo báo chí giảm dần từ đáy xuống đỉnh kim tự tháp ngược. Phần đầu thông cáo báo chí là thông tin có mức độ quan trọng nhất và chưa đựng đầy đủ 5W+1H. Phần tiếp theo kém quan trọng hơn, đó có thể là sự chi tiết hóa phần đầu, hoặc những lời chích dẫn... Cuối cùng là thông tin doanh nghiệp, tổ chức phát thông cáo báo chí và thông tin liên hệ. Một bản thông cáo báo chí nói chung luôn trình bày ngắn gọn, nêu bật ý quan trọng và tập trung vào chủ đề. Và một yếu tố không kém quan trọng của một thông cáo báo chí đó là kích thích sự tò mò nhằm thu hút sự quan tâm của báo giới.

Và hơn hết, một bản thông cáo báo chí hiệu quả thì cần thiết phải có nội dung đủ quan trọng và thuyết phục giới truyền thông chấp nhận nó làm thông tin cơ sở của một bài viết được đăng tải. Chính vì vậy, để viết tốt một bản thông cáo báo chí cần am hiểu các phương tiện truyền thông nói chung, nhận biết rõ dàng những đặc điểm cụ thể, khác biệt giữa các phương tiện đó, đồng thời phải nhìn nhận nội dung thông cáo báo chí dưới con mắt của một biên tập viên.

 

Hãy đến với chúng tôi để được các chuyên gia truyền thông hàng đầu tư vấn viết thông cáo báo chí !

CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ : Số 2, Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 668 607 96 – 04 668 607 97
Yahoo + Skype : luatgiatham
Email : ceo@bravolaw.vn
Xem thêm...

Khắc phục sự cố truyền thông

0 nhận xét
Khắc phục sự cố truyền thông

Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ngoài việc phải chịu các áp lực về: kết quả kinh doanh, chất lượng nhân lực, vốn, các yếu tố của thị trường... doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với nguy cơ mới: khủng hoảng truyền thông.

[caption id="attachment_1393" align="aligncenter" width="246" caption="Khắc phục sự cố truyền thông"]Khắc phục sự cố truyền thông[/caption]

Không cần phải là chuyên gia trong ngành cũng có thể dẫn ra những vụ khủng hoảng truyền thông khá tiêu biểu từng xảy ra tại Việt Nam những năm gần đây.
Ða dạng nguyên nhân khủng hoảng
-  Liên quan tới quy trình sản xuất hay chất lượng sản phẩm là trường hợp của hai doanh nghiệp: Vedan với việc xả nước thải chưa xử lý ra sông Thị Vải và Tân Hiệp Phát với việc dùng hàng tấn hương liệu quá đát để sản xuất sản phẩm Trà xanh không độ. Quảng cáo quá đà cũng là nguyên nhân đã dẫn tới khủng hoảng khi khẳng định: hạt nêm Knorr ngọt hơn bột ngọt, sữa TH True Milk là sữa sạch và không có đối thủ hay Mì gấu đỏ với việc sử dụng hình ảnh nạn nhân ung thư giả...
-  Bị ảnh hưởng tới thương hiệu do tai nạn, chậm giờ bay là Vietnam Airlines, do sự cố rơi bồn nước với Tân Á Đại Thành, The Voices với nghi án dàn xếp kết quả… Khủng hoảng vì thông tin xì dầu chứa 3MCPD, bánh phở có chứa foóc môn… Liên quan tới những quy định của pháp luật: ngân hàng ACB và việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hay sai lầm về văn hóa: AirAsia tung hình ảnh quảng cáo cô gái Việt Nam mặc áo xường xám v.v...
Phản ứng thường thấy
-  Khủng hoảng thường xảy ra bất ngờ nên một cách phản ứng thường thấy ở nhiều doanh nghiệp là… im lặng. Ngược lại, cách phản ứng thứ hai là căng thẳng, phát ngôn không nhất quán vì không cử ra người phát ngôn đại diện cho doanh nghiệp và không chuẩn bị kịch bản trả lời phỏng vấn. Điều này vô tình "kích thích" các kênh truyền thông đào sâu khiến khủng hoảng lan rộng. Ngoài ra, cũng không loại trừ có những nhà báo do tay nghề yếu hoặc có ác ý và đã bị đối thủ cạnh tranh mua chuộc đưa tin bất lợi về doanh nghiệp.
-  Sự lúng túng khi rơi vào khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp chủ yếu là do lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến nghiệp vụ PR. Khủng hoảng có thể đã tránh được hoặc xử lý một cách phù hợp hơn nếu họ chú ý đến thực tế: "PR là tập hợp các hành động, phát ngôn, hình ảnh được triển khai trong một thời gian xác định, có chiến lược, có kế hoạch, hướng tới một hoặc nhiều đối tượng nhằm tạo dựng, duy trì hoặc phát triển một hình ảnh có lợi cho hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp".
Một số lời khuyên khắc phục sự cố truyền thông
-  Đặc biệt, không nên xóa bài đã đăng tải vì các công cụ tìm kiếm tự động hoạt động liên tục
-  Khủng hoảng xảy ra phải có người sớm đứng ra chịu trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết mà "người phát ngôn" chính là báo chí, dư luận sẽ nhìn nhận sự việc với con mắt thông cảm hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp rộng đường xử lý vấn đề của mình.
-  Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với báo giới và giải quyết thấu tình, đạt lí với người có liên quan ngay khi sự việc xảy ra, khủng hoảng sẽ có nhiều cơ hội được dập tắt nhanh chóng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khủng hoảng cũng giống như tai nạn, có thể xảy ra bất ngờ và luôn để lại hậu quả.
-  Trong quá trình khắc phục sự cố truyền thông, cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản sau: Xác định tầm vóc và mức độ của khủng hoảng. Xác định nguyên nhân khủng hoảng. Thành lập ban tác chiến (tốt nhất là thành lập trước đó) gồm Tổng giám đốc và các bộ phận có liên quan trực tiếp. Xác định người phát ngôn, hướng phát ngôn, số lượng thông tin phát ra và tuân thủ tuyệt đối việc này. Xử lý vấn đề với những người có liên quan ngay tại gốc rễ, đưa ra các bằng chứng thuyết phục của các nhà chức trách. Vận dụng mọi mối liên hệ với báo giới của chính công ty và của công ty truyền thông tư vấn xử lý khủng hoảng, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng, công chúng. Sử dụng các công cụ online để tăng lượng tin tích cực, pha loãng thông tin tiêu cực, tiến đến đẩy tin xấu xuống thật xa trong bảng kết quả tìm kiếm của Google. Đảm bảo truyền thông xuyên suốt trong nội bộ và với báo giới.
-  Không nên quanh co, chối đẩy trách nhiệm và cư xử theo kiểu "trên tiền". Tránh nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế và thiếu nhất quán. Đặc biệt, không nên xóa bài đã đăng tải vì các motor tìm kiếm tự động hoạt động liên tục, việc xóa bài chứng tỏ doanh nghiệp đang có điều gì đó phải giấu diếm, điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu.
-  Để phòng chống và xử lý khủng hoảng hữu hiệu, doanh nghiệp cần chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ và sản phẩm của mình để ‘‘gia tăng sức đề kháng’’, thiết lập quan hệ báo chí và phát triển quan hệ với công chúng. Nếu làm được những điều này, doanh nghiệp có thể chủ động đón nhận và xử lý các cuộc khủng hoảng hình ảnh vốn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào.
-  Xử lý khủng hoảng là một nghệ thuật và một kỹ năng đặc biệt cần đến mối quan hệ sâu rộng, khả năng tiên đoán chính xác, có kỹ năng phát ngôn, viết hoàn hảo, phản ứng nhanh, tích cực. Doanh nghiệp không nên tự xử lý một mình mà nên tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc công ty PR chuyên nghiệp để tận dụng tối đa nhân lực, mối quan hệ và kinh nghiệm của các đơn vị này.

 

Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn!
CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ : Số 2, Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 668 607 96 – 04 668 607 97
Yahoo + Skype : luatgiatham
Email : ceo@bravolaw.vn
Xem thêm...

Tư vấn thương hiệu

0 nhận xét
Tư vấn thương hiệu

Thương hiệu là linh hồn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Phát triển, nuôi dưỡng thương hiệu đòi hỏi khả năng tích hợp tất cả các hoạt động marketing, marketing truyền thông, phát triển sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng...để tạo được sự đồng nhất và hiệu quả tối đa lên phát triển thương hiệu.

[caption id="attachment_1390" align="aligncenter" width="262" caption="Tư vấn thương hiệu"]Tư vấn thương hiệu[/caption]

Với kinh nghiệm qua tư vấn thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp, điểm yếu của doanh nghiệp trong công tác phát triển thương hiệu nằm tại:
•    Khả năng phối hợp và sử dụng các kênh truyền thông.
•    Tổ chức và  tích hợp các hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới...
Để  qua đó xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu phối hợp với kế hoạch kinh doanh.
Trong môi trường kinh doanh đa dạng, các hoạt động xoay quanh thương hiệu rất đa dạng như:
•    Xây dựng thương hiệu cho cá nhân " Thương hiệu cá nhân", thương hiệu cho các Tổ chức chính phủ,  Tổ chức phí chính phủ-phi lợi nhuận...
•    Tổ chức các khóa đào tạo, quản trị, nâng cao trình độ  quản trị và phát triển thương hiệu ngắn hạn dành cho các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp.
Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp sau một thời gian phát triển lên một mức độ cao hơn thường có có nhu cầu thay đổi và chuẩn hóa thương hiệu:
•    Làm mới thương hiệu
•    Chuẩn hóa thương hiệu
•    Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
•    Xây dựng thương hiệu tập đoàn
•    Nhượng quyền thương hiệu

 

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ : Số 2, Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 668 607 96 – 04 668 607 97
Yahoo + Skype : luatgiatham
Email : ceo@bravolaw.vn
Xem thêm...

Xử lý sự cố truyền thông

0 nhận xét
Xử lý sự cố truyền thông

Công ty tư vấn Bravo là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật, tư vấn thương hiệu, tư vấn truyền thông, xử lý sự cố truyền thông.
Vài năm trở lại đây, nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông của các DN, đặc biệt là DN lớn, khiến niềm tin của người tiêu dùng về DN giảm sút…
Theo các chuyên gia, khủng hoảng truyền thông thường là xấu và nhanh chóng lan xa ra cộng đồng, đối tác, công chúng. Ngày nay, khủng hoảng truyền thông lan nhanh và xa hơn bởi các phương tiện truyền thông hiện đại như mạng xã hội (Twitter, Facebook), hoặc trang web cá nhân, YouTube…
tâm lý của các DN Việt Nam thường là bưng bít thông tin khi có khủng hoảng. Và như vậy, rủi ro cho DN là rất lớn.
Bởi khi thông tin không được truyền thông một các chính thức thì sẽ có những phỏng đoán và như vậy rất khó kiểm soát. Có những cuộc khủng hoảng lớn, nhưng không phải nhân viên nào trong công ty cũng biết.
Thường các DN luôn tìm cách làm thế nào để truyền thông ra bên ngoài mà quên việc truyền thông nội bộ. Một điều nữa là khi khủng hoảng diễn ra, DN thường chăm chăm xử lý bằng cách truy tìm lỗi, đổ lỗi cho người khác mà không tập trung khắc phục hậu quả.

[caption id="attachment_1387" align="aligncenter" width="300" caption="Xử lý sự cố truyền thông"]Xu ly su co truyen thong[/caption]

Làm thế nào để xử lý sự cố truyền thông?
-  Ngay khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, DN nên nhanh chóng xác định động cơ, nguyên nhân từ đâu? Đó có thể là từ đối thủ cạnh tranh, từ lỗi của chính DN mình, từ phản ánh của người tiêu dùng hay từ chính các cơ quan truyền thông.
Khi đã biết được nguyên nhân, DN nên xử lý ngay tức thời để dập tắt nguồn cơn. Nếu cần thiết, có thể dùng đến luật pháp nhưng đây là giải pháp sau cùng.
-  Khủng hoảng là điều không DN nào muốn xảy ra. Tuy nhiên, đây lại là tình huống dẫn đến khả năng thử thách tính chuyên nghiệp của DN. Và khi được xử lý tốt sẽ trở thành cơ hội nâng cao vị thế và uy tín của chính DN đó. Nhiều câu chuyện thành công từ việc xử lý tốt sự cố đã diễn ra tại Việt Nam.
-  Phải thành lập đội truyền thông ra bên ngoài và cả truyền thông nội bộ. Đây chính là “đội phản ứng nhanh” để giải quyết sự cố.
“Khủng hoảng thường là bị động nhưng nếu chúng ta chuẩn bị sẵn sàng thì khi sự cố xảy ra, DN sẽ nhanh chóng ứng phó và giải quyết được vấn đề”.
Với đội ngũ chuyên gia makerting, chuyên gia truyền thông và chuyên gia luật pháp chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý sự cố truyền thông một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu tối đa tác động từ khủng hoảng truyền thông.
Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn!

CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ : Số 2, Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 668 607 96 – 04 668 607 97 - 04 668 607 98
Yahoo + Skype : luatgiatham
Email : ceo@bravolaw.vn
Xem thêm...

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Dịch vụ tư vấn truyền thông tại Bravolaw

0 nhận xét
tu van truyen thongDịch vụ tư vấn truyền thông tại Bravolaw chuyên nghiệp nhất. Cơn lốc truyền thông đang tạo ra những cuộc cách mạng bán hàng trên toàn thế giới. Doanh nghiệp nào biết “cưỡi” sức gió truyền thông, doanh nghiệp đó thành công. Tuy nhiên, không phải lúc nào sức mạnh truyền thông cũng cho chúng ta “thuận buồm xuôi gió”. Đôi lúc nó trở thành lực cản vô cùng to lớn với doanh nghiệp, thậm chí có thể “quật ng” doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh truyền thông, trách được lực cản sức mạnh truyền thông, Công ty luật Bravo xin trân trọng khai mở dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp mang tên: Tư vấn khủng hoảng truyền thông.

Tư vấn khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp là gì? Rất đơn giản, khi các bạn gặp vấn đề về truyền thông như: phản ứng, trả lời trước công luận không khéo léo dẫn đến phản ứng từ dư luận, sản phẩm lỗi gây ảnh hưởng thương hiệu, những sơ suất trong thủ tục, hành chính, lao động khiến dư luận chú ý...

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn con đường tốt nhất để bạn có thể tránh được thiệt hại từ sức mạnh truyền thông ngược chiều. Tư vấn cho bạn “đường đi nước bước” để tránh dư luận xã hội chĩa vào doanh nghiệp mình.

Tư vấn cho bạn cách giảm thiểu tác động xấu thương hiệu. Tư vấn cho bạn cách tránh sự sa sút trong kinh doanh, tránh hiện tượng giảm sức tiêu thụ hàng hóa khi gặp sự cố truyền thông...

Chúng tôi hỗ trợ giải quyết các khúc mắc liên quan đến với khách hàng và cơ quan truyền thông đồng thời tư vấn cho bạn cách xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu tốt nhất.

Công việc này không hề đơn giản với bất cứ một doanh nghiệp nào, nhất là các doanh nghiệp có ít kinh nghiệm va chạm với giới truyền thông.

Vậy chúng tôi là ai mà có thể “san sẻ gánh nỗi lo cùng doanh nghiệp”?

Chúng tôi gồm chuyên gia makerting, chuyên gia truyền thông và chuyên gia luật pháp chuyên hỗ trợ bạn về dịch vụ tư vấn truyền thông. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn và sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan đến bảo vệ thương hiệu như luật pháp, truyền thông, văn hóa, makerting..., chúng tôi tự tin khẳng định có thể đảm bảo nhiệm vụ các bạn giao. Chúng tôigồm các thành viên sau:

1) Thạc sĩ Phạm Long Châu- Giảng viên Trường Đại học Thăng Long
2) CN Kinh tế Nguyễn Thị Hồng Thắm- GĐ Công ty Luật Bravo

Và rất nhiều chuyên gia, luật sư khác cùng phối hợp, tham gia.

Các dịch vụ khác ngoài dịch vụ tư vấn truyền thông

Tư vấn xây dựng thương hiệu
Tư vấn chiến dịch truyền thông
Tư vấn viết thông cáo báo chí

Mọi chi tiết xin liên hệ: 0919.423.505
Xem thêm...